“Sideway up” là cụm từ được dân CK sử dụng nhiều trong thời gian gần đây để chỉ xu hướng của thị trường vừa tích lũy, vừa tăng, hoặc có thể gọi là “tăng từ từ”.
Tag: chứng khoán ảo, thực hành chứng khoán
Tăng, giảm đan xen
Sau khi tăng lên 615,2 điểm vào ngày 5-11, VN Index đã có 4 phiên giảm liên tiếp (tính đến 11-11) xuống 603,5 điểm. Thoạt nhìn, mức độ giảm của thị trường không đáng kể, tuy nhiên diễn biến trong phiên lại khiến NĐT cảm thấy nặng nề. Những ngày qua, thị trường đều có khoảng thời gian tăng giá trong phiên cùng với giao dịch tích cực, nhưng đến cuối phiên lại chuyển sang màu đỏ (giảm giá).
Điển hình là phiên giao dịch 11-11, sau khi giảm vào đầu phiên, VN Index đã có đợt phục hồi khá tích cực vào cuối buổi sáng khi tăng khoảng 4 điểm. Nhưng sang đợt giao dịch buổi chiều, các chỉ số CK, cũng như các CP blue chip yếu dần và kết thúc cuối phiên trong sắc đỏ. Điểm số của thị trường có thể sẽ giảm hơn nữa nếu không có sự bứt phá của VNM vào cuối phiên, khi tăng từ 128.000 đồng/CP lên 130.000 đồng/CP.
Sẽ là vội vã nếu kết luận đây là hiện tượng bull trap (bẫy tăng giá) đang xuất hiện, vì mức độ giảm của thị trường nói chung và từng CP nói riêng cũng không lớn trong từng phiên. Và nhìn lại diễn biến từ cuối tháng 9 cho đến nay, xu hướng chứng khoán sideway up có vẻ hợp lý hơn.
Mới cách đây nửa tháng, VN Index cũng đã có một số phiên chật vật để vượt qua ngưỡng 600 điểm. Rồi đến lúc vượt qua 610 điểm khá nhanh chóng, kỳ vọng có vẻ cao hơn khi các ngưỡng 640 điểm hay 660 điểm được nói đến. Cũng cần nhắc lại trong suốt tháng 9, TTCK đã giao dịch lình xình và chỉ phát ra tín hiệu tích cực vào cuối tháng. Nghĩa là thị trường đã tăng nhưng luôn đi kèm với những đợt điều chỉnh, tích lũy và không thể tăng nóng.
Tính từ đầu tháng 10 đến nay, dù VN Index đã tăng khoảng 50 điểm, từ 550-560 điểm lên 600-610 điểm, động lực chính vẫn chỉ là nhóm CP trụ cột với VNM, VCB, BVH, FPT... Nhóm CP vận tải, logistics và công nghệ cũng tỏa sáng được vài phiên nhưng không bền, kèm theo đó là số ít các CP mid cap và penny.
Có lẽ hơn 80% số lượng CP trên thị trường chưa bước vào một đợt sóng tăng thực sự, nhưng đến thời điểm này phải đối mặt với áp lực giảm giá. Việc chọn lựa CP ngày một khó khăn, nếu không chọn được CP vào trend (xu hướng) tăng giá, NĐT có thể kiên nhẫn lựa những CP có giá tốt để chờ đợi dòng tiền dịch chuyển đến.
Nhưng dòng tiền vẫn khá hững hờ với những CP này khiến NĐT dần trở nên mất kiên nhẫn. Khi thanh khoản thấp, chỉ cần lực bán ra không lớn cũng khiến CP giảm giá và kéo theo ý định bán ra của NĐT khác. Hiện tượng quen thuộc có thể xuất hiện, lúc thị trường tăng có thể một số CP không tăng, nhưng khi xu hướng chung giảm CP nào cũng có thể giảm.
Mùa BCTC quý III-2015 cho đến lúc này cũng diễn ra khá trầm lắng và đầy toan tính. Bởi lẽ BCTC quý III sẽ không soát xét và dựa vào xu hướng của thị trường, cũng như giá CP mà doanh nghiệp có thể hạch toán một cách phù hợp trong phạm vi cho phép. Chưa kể, những công ty niêm yết lớn, có báo cáo hợp nhất hạn chót là 15-11 mới phải công bố. Khoảng thời gian dài, báo cáo xuất hiện dãn cách cùng với sự thận trọng đã khiến tác dụng của BCTC quý III chủ yếu tạo ra giá trị tích lũy hơn là thúc đẩy sự hưng phấn.
Ngưỡng hỗ trợ 600 điểm?
Thách thức của NĐT lúc này chính là linh hoạt lựa chọn của mình, đặc biệt những người đang giữ CP chưa tăng giá hay tìm kiếm cơ hội tại những CP đang tập trung dòng tiền. Nếu lựa chọn muộn, dù CP có tiền đổ vào mạnh, nhưng mức độ tăng chưa chắc đã quá lớn. Việc tham gia những CP hot của thị trường có thể là một sự giải tỏa tâm lý hơn là có tác dụng rõ nét về cơ hội sinh lời. Các blue chip như VNM, VCB, FPT, BVH… có những phiên tăng tích cực nhưng cũng có những lúc điều chỉnh.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ những CP chưa tăng, áp lực giảm giá vẫn xuất hiện, nhưng đó chỉ là trong phiên chứng khoán. Xét trong khoảng từ 5-10 phiên, mức độ hao hụt (nếu có) cũng chỉ khoảng 5% trong khi cơ hội tăng vẫn còn. Như vậy, vấn đề của NĐT lúc này là tâm lý diễn biến của CP cũng như thị trường trong từng phiên.
Về mặt điểm số, VN Index đang tiến về vùng 600 điểm, được xem là ngưỡng hỗ trợ mang tính quyết định. Dù theo phân tích kỹ thuật, ngưỡng 595 điểm có tác dụng hỗ trợ mạnh hơn nhưng 600 vẫn được xem là nhạy cảm và thách thức, chính vì vậy sự thận trọng đang được đẩy lên cao và minh chứng là thanh khoản giảm dần.
Lý giải về việc này có 2 hướng, hoặc lực bán đã giảm dần sau những phiên điều chỉnh vừa qua dẫn đến thanh khoản giảm. Nhưng cũng có thể do NĐT không muốn bán ra hàng giá rẻ khi nhiều CP đã vào vùng bán quá mức.
Trong 4 phiên gần nhất, khối ngoại bán ròng nhưng giá trị cũng chỉ khoảng 42 tỷ đồng, còn nếu tính từ đầu tháng 11 đến nay, khối này vẫn đang mua ròng. Điều này không cho thấy một xu hướng rõ nét nghiêng về mua hay bán. Nhiều khả năng, VN Index sẽ có 1-2 phiên hồi khi chạm ngưỡng 600 điểm và thanh khoản có thể là chỉ báo quyết định cho xu thế thị trường.
Nếu lực mua vẫn tăng tại các mức giá thấp, hoặc tại những CP bị bán quá mức, nhiều khả năng đợt tích lũy này sẽ kết thúc và chuẩn bị cho một đợt tăng mới của thị trường. Theo chiều ngược lại, những phiên hồi phục yếu ớt cả về điểm số lẫn thanh khoản có thể là chỉ báo cho một đợt tích lũy sâu hơn.
Sài Gòn Đầu Tư Tài chính
Trường Đại Học Thăng Long
Điện thoại: (84-24) 38 58 73 46
Email: info@thanglong.edu.vn
Chi Tiết Liên Hệ ĐIỀU KHOẢN FAQ
SL Tài khoản: 4,933